Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Những bạn trẻ hãy vui sống

Nhắc đến "tự kỷ", bạn thường nghĩ đến đứa trẻ lên ba, chỉ thích chơi một mình. Gần đây, hội chứng rối loạn tâm lý này đang ngày càng phổ biến ở giới trẻ thành thị!


Câu chuyện của một người bạn tên Tú Nhi (20 tuổi, TP.HCM). Nhi là con gái độc nhất của một gia đình giàu có tại Q.Bình Thạnh.

Năm 18 tuổi, thấy Nhi học giỏi, ngoan ngoãn nhưng chẳng có chút kinh nghiệm sống, bố mẹ Nhi cho con gái đi du học. Vì xót con nên họ không để con ở trong ký túc xá hay sống cùng bạn bè. Họ thuê hẳn một căn hộ gần trường để Nhi ở riêng cho thoải mái.

Tú Nhi quen nếp sống ở Việt Nam nên chăm chỉ đến trường rồi về. Cô không tham gia hội nhóm, cũng chẳng có bạn bè thân thiết mà chỉ ở nhà khư khư ôm laptop với ti-vi.

Mọi chuyện vẫn ổn đến khi gia đình không thấy Nhi online và gọi điện thường xuyên như trước. Họ nhờ người quen đến thăm mới biết Nhi lầm lì, ở rịt trong nhà đã hơn một tuần. Hỏi mãi Nhi vẫn không trả lời mà chỉ lí nhí những câu không liên quan. Qua một cô bạn cùng trường, gia đình biết bài tiểu luận của Nhi bị điểm thấp. Từ hôm đó, cô trở nên khác lạ.

Từ cô gái dễ thương, hiền lành, giờ Nhi cau có, nhốt mình trong phòng. Ai chào hỏi Nhi cũng chẳng màng trả lời. Thậm chí, cô còn quát cả bố mẹ mỗi khi tức giận.

"Tự kỷ" - Lối sống của giới nhà giàu?

Tú Nhi không phải là trường hợp hiếm hoi bị cú sốc dẫn đến tổn thương tâm lý và thu mình vào lối sống " tự kỷ". Những người rơi vào lối sống này đang ngày càng tăng.

Theo thống kê năm 2012 tại Mỹ, số bệnh nhân bị tự kỷ tăng 78% trong 10 năm qua. Nước ta chưa thống kê về lối sống này nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy chẳng hiếm.

Ở các nước phát triển, khi y học tiên tiến dần khắc phục các bệnh nhân nan y thì các chấn thương tâm lý lại tăng đột biến. Con người trở nên vô cảm, mất niềm tin, bế tắc hay rơi vào trạng thái trầm cảm. Đây là mặt trái của cuộc sống hiện đại.

Theo điều tra tại Nhật Bản, những người có khuynh hướng "tự kỷ" thường ở trong phòng, xem ti-vi hay truy cập Internet lâu bất thường. Họ tách khỏi những tiếp xúc và các mối quan hệ thật. Thay vào đó là đắm chìm trong các mối quan hệ ảo trên mạng xã hội và tiếp thu thụ động với truyền hình.

Độ tuổi dễ mắc lối sống này ngày càng cao, khoảng 20-30 tuổi so với mức trung bình là 15 tuổi trước đây. Những cậu ấm, cô chiêu nhà giàu có tỷ lệ mắc chứng "tự kỷ" cao hơn so với thanh niên xuất thân gia đình thu nhập thấp.

Lối sống "tự kỷ" hay rối loạn trầm cảm

Bác sỹ Lê Quốc Nam (Phòng khám Tâm lý y khoa - Tâm thần kinh Quốc Nam) chia sẻ: "Tự kỷ" mà giới trẻ thành thị hay mắc phải gần đây được các chuyên gia gọi là lối sống "tự kỷ", tâm thần học gọi là rối loạn trầm cảm. Nó khác với hội chứng rối loạn tự kỷ (Autism spectrum disorders - ADS) trong y khoa. Tuy nhiên, do quen miệng nên người ta thường đánh đồng trầm cảm là "tự kỷ".
Không muốn thử những món ăn mới trong siêu thị, nhà hàng.

Các hoạt động ở tay chân thường không liên quan gì với phản xạ có điều kiện của cơ thể.

Thiếu nhạy cảm hay đau đớn.

Không thích đi tham quan hay du lịch.

Cảm thấy khó chịu khi điều gì đó đi chệch thói quen thường nhật.

Chỉ đi duy nhất theo một quãng đường từ nơi này sang nơi khác.

Càng ngoan càng dễ tự kỷ
Bác sỹ Roxanne Dryden-Edwards của Bệnh viện Johns Hopkins, đồng thời là giám đốc Trung tâm Y tế Quốc gia Trẻ em và Gia đình, bang Maryland, Mỹ, cho biết: " Người mắc hội chứng này bị rối loạn hệ thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi. Điều này khiến họ gặp khó khăn trong hòa nhập xã hội. Từ đó, người bệnh khó sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt thường nhật, không thông hiểu hình ảnh và ký hiệu".

Bạn trẻ, hãy vui sống!, Bạn trẻ - Cuộc sống, Gioi tre, ban tre, tu ky, loi song, gia dinh, ban be, tam ly, tuoi moi lon, co don, noi buon, mot minh, bo me, gioi tre ngay nay, bao, bao phu nu

Các kỹ năng giao tiếp thoái hóa dần và tinh thần hợp tác của xã hội cũng giảm xuống đáng kể (Ảnh minh họa)

Bác sỹ Lê Quốc Nam cho biết trường hợp của Nhi có thể chữa khỏi. Quá trình điều trị khoảng 2-6 tháng với các loại thuốc chống trầm cảm do bác sỹ kê toa và dùng nghiêm ngặt. Ngoài ra, sự hỗ trợ từ người yêu, bạn bè, gia đình sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.

Dấy hiệu nhận biết

Lối sống "tự kỷ" ở người trưởng thành có những đặc điểm bên ngoài tương đối giống với hội chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ em nên hay bị nhập nhằng, cụ thể:

Không nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi nói chuyện.

Thiếu phản ứng khi nghe người khác gọi tên mình.

Rụt rè khi tiếp xúc vật lý, chẳng hạn như từ chối một cái bắt tay.

Hiếm khi trò chuyện xã giao.

Chỉ có thể nói vài từ hoặc câu trong bài hát chứ không hát được.

Thường liên tục lặp đi lặp lại một từ hay một câu nào đó.

Vô thức thực hiện các động tác di chuyển liên tục như vỗ tay, xoay tay...



Tiến sỹ Audrey Lee mô tả các thanh thiếu niên có hành vi tự kỷ hầu hết đều là "con ngoan". Chẳng hạn như khi việc học tập sa sút, công việc thất bại hay thất tình, họ thường một mình ăn uống, đi dạo phố hay tìm nơi yên tĩnh. Họ dần thu nhỏ mình lại trong vỏ ốc cô đơn. Vì vậy, các kỹ năng giao tiếp thoái hóa dần và tinh thần hợp tác của xã hội cũng giảm xuống đáng kể.

Tuy nhiên, theo những kết quả điều trị lâm sàng cho bệnh nhân, bác sỹ tâm thần học Lê Quốc Nam cho biết một tin vui: " Những trường hợp bị rối loạn trầm cảm nếu phát hiện sớm, tuân thủ quá trình điều trị và dùng thuốc đúng liều lượng, khả năng phục hồi của người bệnh có thể lên đến 70%".

Cười lên nào bạn ơi!

Cuộc sống sẽ có lúc không như ý bạn muốn. Thay vì thu mình trong vỏ ốc của bản thân, hãy mở lòng và đón nhận sự an ủi, động viên từ những người thân yêu. Nếu bản thân có những biểu hiện của lối sống trên, bạn nên sớm nhận biết để tham vấn và được hỗ trợ trị liệu. Nhờ vậy, bạn có thể tránh được lối sống tiêu cực này. Ngoài ra bạn có thể yên tâm hơn do kết quả ghi nhận nữ giới chỉ chiếm 1/5 tổng số người mắc phải lối sống "tự kỷ". Vì vậy, hãy vui sống ngay hôm nay bạn nhé!

Theo Cosmopolitan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét